16 món ăn dinh dưỡng cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn
8 mins read

16 món ăn dinh dưỡng cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn

Bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và chậm lớn ở trẻ là một trong những căn bệnh được các bậc cha mẹ chúng ta thường hay lo lắng. Vậy để làm sao trẻ không bị mắc các bệnh trên thì dưới đây “Bách khoa toàn thư 24h” xin chia sẻ đến các bạn 16 món ăn dinh dưỡng cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn rất dễ làm.

16 món ăn dinh dưỡng cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn

Mọi thức ăn – rau quả phải làm sạch trước khi chế biến. Lưu ý nên thường thay đổi món, mỗi món chỉ nên dùng từng đợt ngắn.

1/ Hạt đậu rồng hay đậu nành – ngâm nước cho mềm, xát bỏ vỏ, nấu chín kỹ, phơi khô, tán bột. Mỗi lần dùng 20 – 50g bột khuấy với ruốc cá, ruốc thịt hay tôm băm nhỏ cho trẻ ăn 1 – 2 lần/ngày. Trẻ bú mẹ ăn dặm từ tháng thứ 5 trở đi, trẻ lớn, người suy nhược cơ thể, người già đều dùng tốt.

Tác dụng: Trong đậu rồng, đậu nành hàm lượng protein, lipid cao, giàu canxi, phospho và nhiều loại vitamin thiết yếu cần cho sự tăng trưởng, phát triển thể lực và trí tuệ ở trẻ.

2/ Giá đậu cover (hoặc giá đậu nành, giá đậu xanh) 100g – rửa sạch, xào tôm thịt, ăn 1 lần/ngày, đợt 20 ngày.

Tác dụng: Giá đậu cover rất giàu đạm – 44,5% (trong khi thịt nạc chỉ có 15 – 20%), các loại giá đậu khác cũng giàu protein nhưng thấp hơn đậu cover; giá chứa nhiều acid amin thiết yếu, giàu lizin kích thích tăng trưởng, các chất kích thích biostimulin, vitamin E… chữa trẻ suy dinh dưỡng chậm lớn có hiệu quả tốt.

3/ Rau bó xôi 50 – 100g – trẻ bú mẹ sau 4 tháng tuổi, rau phải giã nhuyễn, thêm ít nước chín, vắt nước cốt khuấy chín với 30 – 50g bột gạo, nêm vừa ăn, cho trẻ ăn bằng thìa; đối với trẻ lớn hơn, đã biết nhai, rau chỉ cần cắt ngắn, nấu canh hay xào với tôm thịt cho trẻ ăn, 1 -2 lần/ngày, đợt 20 ngày.

Tác dụng: Rau bó xôi rất giàu vi khoáng, vitamin, chữa trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn, suy nhược, thần kinh, thanh thiếu niêm kém sức khỏe.

4/ Cà rốt – cạo bỏ vỏ ngoài, thái lát, phơi khô, tán bột. Mỗi lần dùng 20g khuấy chín với bột cho trẻ ăn; có thể chế biến thay đổi món cho đỡ ngán.

5/ Bột cà rốt 20g, mật ong 20ml – chưng chín.

6/ Cà rốt tươi 50g (thái sợi), giá 50g, gan heo 20g – xào chín.

7/ Cà rốt tươi 50g (thái lát), bó xôi 50g – nấu canh xương thịt.

Tác dụng: Cà rốt giàu yếu tố sinh trưởng và miễn dịch tự nhiên, làm trẻ mau lớn, khỏe mạnh, ít bệnh, chống suy dinh dưỡng, còi xương, sâu răng.

8/ Cơm hạt gấc 4g, bột cà rốt 10g, mật ong 20ml – chưng chín ăn 1 lần/ngày, đợt 20 ngày.

Tác dụng: Chữa trẻ chậm lớn, khô mắt, quáng gà, viêm loét mắt do thiếu vitamin A, dễ nhiễm bệnh, hay bị mụn nhọt, chốc đầu, rôm sảy.

9/ Nhộng tằm 50g (luộc chín, tán nhuyễn), bột nhân sâm 2g (hay bột hoàng kỳ 6g) – chưng chín, thêm ít đường, ăn 1 lần/ngày, đợt 20 ngày.

Tác dụng: Chữa trẻ em chậm lớn, làm việc hoạt động mau mệt, đánh trống ngực, hơi thở ngắn.

10/ Quả dứa 50 – 100g (gọt kỹ bỏ các mắt và những nơi dập ủng) – cho trẻ ăn mỗi ngày, đợt 7 – 10 ngày.

Tác dụng: Giúp trẻ sinh trưởng và dưỡng sức, chữa ăn uống chậm tiêu hóa, dễ bị đầy bụng tiêu chảy, xanh xao do thiếu máu, thiếu khoáng.

11/ Cao xương 6g – pha trong 100ml nước chín, thêm 15ml mật ong, khuấy đều, uống 1 lần/ngày, đợt 10 ngày.

Tác dụng: Chữa trẻ em chậm lớn, chân tay gầy yếu, hoạt động kém, hay mệt mỏi.

12/ Mật ong tốt 1 – 2 thìa canh – cho trẻ uống mỗi ngày, đợt 1 – 2 tháng mỗi năm.

Tác dụng: Mật ong giàu các chất dinh dưỡng (vitamin, vi khoáng, men tiêu hóa, đường quả, chất kích sinh…) làm trẻ chóng lớn, ít mắc bệnh. Không dùng liên tục và quá nhiều tránh trẻ có thể phát dục sớm.

13/ Quả hồng – cho trẻ ăn tươi, 1 lần/ngày, đợt 10 ngày.

Tác dụng: Chữa trẻ suy dinh dưỡng, ăn uống hay bị nôn ọe, khó tiêu.

Chú ý: Không cho trẻ ăn nhiều rau rút, tránh bị yếu chân.

14/ Nhộng tằm 50g (rửa sạch, tán nhuyễn), sữa đặc 20ml, đường 5g – chưng chín ăn, 1 lần/ngày, đợt 15 ngày. Hay: Nhộng tắm 50g, giá 50g – xào chín.

Tác dụng: Tăng phát triển xương, bồi dưỡng trẻ em và thiếu niên đang phát triển mạnh về chiều cao, chữa còi xương, suy dinh dưỡng, gầy yếu. Trong nhộng tằm giàu canxi, phospho, protid, chất béo… rất tốt cho cơ thể trẻ, người già, người bệnh.

15/ Củ cải 50g – cạo bỏ vỏ ngoài, thái khúc, hầm với ít xương heo, nêm vừa ăn, 1 – 2 lần/ngày, đợt 15 ngày.

Tác dụng: Chữa còi xương.

16/ Cà rốt 50g, giá 50g – xào chín với tôm thịt, ăn 1 lần/ngày, đợt 20 ngày.

Tác dụng: Chữa còi xương, ngừa sâu răng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *